Năm 2015 Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách du lịch nước ngoài khi vượt quá mục tiêu 10 triệu khách quốc tế đến năm 2020. Theo Tổng cục Du lịch, dự kiến năm 2017 Việt Nam sẽ tăng thêm 15% lượng khách du lịch quốc tế lên 11,5 triệu và ngành du lịch sẽ đạt doanh thu 20 tỷ USD.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng, mới đây chính phủ đã miễn thị thực cho du khách tại nhiều quốc gia. Nhờ đó lượng khách du lịch quốc tế liên tục tăng nhanh. Mục tiêu khách quốc tế đến Việt Nam năm 2020 đã được sửa đổi lên đến 20 triệu khách du lịch với 30 tỷ USD doanh thu và tạo ra 3,5 triệu việc làm trong ngành du lịch, tăng mạnh so với mục tiêu ban đầu 10 triệu khách.
Theo JLL, sự tăng trưởng ấn tượng về số khách du lịch đến Việt Nam sẽ thúc đẩy các chiến lược quan trọng và tăng đầu tư vào phát triển sản phẩm du lịch để tận dụng thế mạnh hiện tại trong ngành du lịch hiện có của đất nước, cũng như phát triển các khu vực mới. Khi đầu tư cơ sở hạ tầng tiếp tục phát triển và kết hợp các quỹ tư nhân tham gia vào lĩnh vực vận tải và khách sạn, Việt Nam có thể sẽ mở thêm các điểm đến mới ngoài những điểm đến quen thuộc như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng/Hội An.
"Những điểm đến mới sẽ được hưởng lợi từ việc mở rộng này bao gồm Nha Trang & Cam Ranh, Mũi Né và Phú Quốc. Sau các điểm đến này sẽ những bãi biển quyến rũ của Quy Nhơn nằm giữa Đà Nẵng và Nha Trang, cũng như những bãi biển xung quanh thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm Hồ Tràm. Ở khu vực phía Bắc ngoài Hà Nội điểm đến tiếp theo của du khách sẽ là Sapa, Tam Đảo..", báo cáo của JLL nhấn mạnh.
Cùng với sự "bùng nổ" về lượng khách du lịch đến Việt Nam, các sản phẩm du lịch cũng ngày càng đa dạng các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng gắn liền với sân Golf được mở ra, chính phủ cũng nới quy định hoạt động của các khu vui chơi giải trí có thưởng. Bên cạnh đó, các loại hình du lịch sinh thái, su lịch ẩm thực, du lịch tâm linh cũng được mở rộng đa dạng hơn.
Theo JLL, sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch và số lượng du khách được thể hiện rõ nét nhất ở nguồn cung BĐS nghỉ dưỡn ma cụ thể là condotel. Quan sát trên thị trường có thể thấy, nếu như năm 2015-2016 các dự án biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ Condotel rầm rộ khởi công xây dựng thì đến nay nhiều dự án đang chuẩn bị bước vào giai đoạn bàn giao với nguồn cung hàng chục căn hộ cũng khuấy động thị trường. Theo đó, JLL cho biết trong năm 2017-2018 Đà Nẵng sẽ đón khoảng 2.500 phòng khách sạn đi vào hoạt động, con số này tại Nha Trang là 2.200 căn và Phú Quốc khoảng hơn 2.000.
Những dự áncondotel chuẩn bị bàn giao đang là tâm điểm của thị trường có thể kể đến như Ariyana Smart Condotel tại Nha Trang. Tại dự án này, chủ đầu tư đang áp dụng hình thức cam kết trả ngay 200 triệu đồng/năm trong 5 năm đầu tiên kể từ khi nhận bàn giao nhà và từ năm thứ 6 trở đi sẽ hưởng 30% doanh thu. Được biết Ariyana Smart Condotel Nha Trang là dự án có sổ đỏ lâu dài và đang khẩn trương hoàn thiện toàn bộ công trình, cảnh quan, nội thất để chính thức vận hành vào quý I/2018.
Ở Đà Nẵng, dự án Cocobay cũng là tâm điểm chú ý của thị trường BĐS nghỉ dưỡng thời gian gần đây khi chính thức bàn giao sau 1 năm ra mắt thị trường. Điều đặc biệt dự án này có loại hình căn hộ Condotel kết hợp Spa -Coco Ocean Spa Resort. Ngoài ra, hàng loạt dự án khác ở Phú Quốc cũng rậm rịch bước vào giai đoạn bàn giao như InterContinental Phu Quoc Long Beach, ResortCrowne Plaza Phu Quoc Starbay...
Đánh giá về tiềm năng của ngành du lịch nghỉ dưỡng, JLL cho biết lượng khách du lịch ngày càng tăng của Việt Nam và nền kinh tế tăng trưởng khiến cho thị trường khách sạn và khu nghỉ mát hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong khu vực quan tâm đến Việt Nam. Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường được nhắc đến nhiều nhất ở châu Á Thái Bình Dương. Trong tương lai, các nhà điều hành khách sạn quốc tế ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các khu nghỉ mát, trong khi các ông lớn BĐS vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Theo Trí thức trẻ